Lợi ích của tập yoga là gì? Tìm hiểu các trường phái yoga hiện nay
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, ngoài các lựa chọn các hoạt động vui chơi giải trí, mọi người cũng có xu hướng lựa chọn các hoạt động vừa giúp thư giãn cũng như mang lại lợi ích cho sức khỏe bản thân, đặc biệt là yoga. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn đọc về yoga và các trường phái yoga hiện nay.
Yoga là một bộ môn luyện tập về cả thể chất và tinh thần. Là một tập tục cổ xưa bắt nguồn từ Ấn Độ. Nó bắt đầu như một phương pháp thực hành tâm linh nhưng đã trở nên phổ biến như một cách để tăng cường sức khỏe. Có nhiều phong cách yoga khác nhau, từ bài tập nhẹ nhàng đến những bài đòi hỏi thể chất. Các trường phái yoga khác nhau lại có các kỹ thuật, phương pháp khác nhau.
Lợi ích của tập yoga
Yoga mang lại nhiều lợi ích về thể chất và tinh thần. Bao gồm:
- Tăng cường tính linh hoạt.
- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
- Tăng sức mạnh cho cơ bắp. Giảm đau thắt lưng và đau cổ, viêm xương khớp đầu gối.
- Giúp mọi người kiểm soát và giảm căng thẳng, lo âu, trầm cảm và các cơn đau mãn tính.
- Cải thiện giấc ngủ.
- Thúc đẩy hơi thở hoàn thiện, tốt hơn.
- Nâng cao sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống.
Yoga là sự kết hợp giữa thể chất và tinh thần mỗi người
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng của yoga đối với sức khỏe, nhưng nhiều nghiên cứu chỉ bao gồm một số lượng nhỏ người tham gia. Do đó, trong hầu hết các trường hợp, chúng ta chỉ có thể nói rằng, yoga cho thấy nhiều hứa hẹn đối với sức khỏe chứ không phải nó đã được chứng minh là hoàn toàn có ích.
Yoga được coi là một hình thức hoạt động thể chất an toàn cho những người khỏe mạnh khi được huấn luyện đúng cách, dưới sự hướng dẫn của các huấn luyện viên có chuyên môn. Tuy nhiên cũng như các hoạt động thể chất khác, chấn thương có thể xảy ra. Các chấn thương phổ biến, thường gặp là bong gân và căng cơ, các bộ phận thường gặp nhất là đầu gối hoặc cẳng chân. Các chấn thương nghiêm trọng là hiếm gặp.
Đối với người mới bắt đầu tham gia bộ môn này, nên có sự hướng dẫn cụ thể hoặc nghe lời khuyên từ các chuyên gia trong ngành để tránh các lỗi thường gặp khi tập yoga, từ đó hạn chế chấn thương.
Tập yoga với các chuyên gia nếu bạn là người mới
Các trường phái yoga hiện nay
Theo truyền thống, yoga không phải là về các tư thế. Nguồn gốc của yoga được hình thành từ sự kết hợp triết lý, tâm trí, cơ thể và linh hồn. Sự kết hợp giữa cái tôi với cái thiêng liêng. Đó là khái niệm về sự hợp nhất – mỗi cá nhân là một phần của ý thức. Các trường phái yoga hiện nay có nhiều cách phân loại, dưới đây là 6 trường phái phổ biến:
Hatha yoga
“Ha” nghĩa là mặt trời, “tha” nghĩa là mặt trăng. Hatha nghĩa là yoga mang lại sự cân bằng giữa mặt trời và mặt trăng trong bạn. Hatha yoga chủ yếu liên quan đến việc làm chủ cơ thể, phù hợp với người mới bắt đầu nên phần lớn các động tác, tư thế trong trường phái này là thư thái, chậm rãi để giúp người tập tập trung vào việc thư giãn và hít thở. Hatha yoga nhấn mạnh việc làm chủ cơ thể như một cách để đạt được trạng thái hoàn thiện về tinh thần, trong đó tâm trí được rút khỏi những vật thể bên ngoài.
Trường phái này coi trọng chế độ ăn uống, quá trình thanh lọc, điều hòa hơi thở, và việc áp dụng các tư thể cơ thể được gọi là asana. Một asana phổ biến là padmasana (tư thế hoa sen), trong đó hai bàn chân bắt chéo đặt trên đùi đối diện. Mục tiêu thực sự của trường phái này là đánh thức năng lượng không hoạt động vốn làm sinh động cơ thể tinh tế của con người nhưng được che giấu sau khung hình của con người.
Raja yoga
Raja nghĩa là Vua. Một vị vua hành động với sự độc lập, tự tin và chắc chắn. Tương tự như vậy, Raja yoga là sự tự chủ, độc lập và không sợ hãi, là con đường luyện tập và rèn luyện bản thân. Trường phải này còn được gọi là Ashtanga yoga (Tám bước của yoga), bởi vì nó được chia thành tám phần:
- Yama – Tự chủ.
- Niiyama – Kỷ luật.
- Asana – Bài tập thể chất.
- Pranayama – Bài tập thở.
- Pratyahara – Rút các giác quan khỏi các vật thể bên ngoài.
- Dharana – Tập trung.
- Dhyana – Thiền.
- Samadhi – Hoàn thành nhận thức.
Tám bước này cung cấp hướng dẫn có hệ thống để đạt được sự bình an nội tâm, sự sáng suốt, tự chủ và nhận thức.
Kundalini yoga
Kundalini yoga là một phương pháp thực hành mang lại nhiều lợi ích nhưng tiềm ẩn nhiều vấn đề nếu không thực hiện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia cho đến khi đủ thành thạo. Do đó, kiểm soát đúng cách sức mạnh này là điều cần thiết để cải thiện thể chất và tinh thần, tránh những rắc rối. Trường phái này cũng có nhiều phương pháp thực hành, trong đó nada yoga là kỹ thuật sử dụng âm thanh để đánh thức và giải hòa các luân xa – một trung tâm tâm linh nằm ở giữa não và là trung tâm chỉ huy.
Karma yoga
Karma yoga có nghĩa là kết hợp hành động và yoga. Trong karma yoga, người ta phải giữ ý thức về bản thân hoặc vị trí trong khi thực hiện các hành động để mang lại sự thống nhất giữa ý thức cá nhân và ý thức vũ trụ. Đó là việc thanh lọc trái tim của bạn bằng cách học hành động vị tha để phục vụ người khác. Thông qua trường phái này, chúng ta học được lòng tốt và lòng từ bi mà không kỳ vọng đạt được lợi ích, giúp ta thoát khỏi bản ngã của mình, giải phóng chúng ta để tiến thêm một bước trên con đường dẫn đến giác ngộ.
Karma yoga là một trong các trường phái yoga hiện nay
Jnana yoga
Jnana có nghĩa là kiến thức hay trí tuệ. Nó không phải là tri thức trí tuệ hay quá trình suy luận logic mà là tri thức trực quan xuất hiện từ những vùng sâu nhất của nhân cách. Do đó, trong Jnana yoga, phương pháp kết hợp dựa trên những chớp nhoáng trực quan và khuyến nghị thực hành thiền định cường độ cao hoặc suy ngẫm sâu sắc về thực tại, bản thân hoặc bản chất thực sự của con người.
Phẩm chất thiết yếu của Jnana là khả năng phân biệt cái thực với cái không thực, cái tôi với cái bản ngã, cái vĩnh cửu khỏi những cái dễ biến mất; và trạng thái tâm không tham ái.
Bhakti yoga
Bhakti yoga là sự sùng kính tinh thần thuần túy, hay còn gọi là tình yêu đối với Chúa. Bhakti yoga, mọi thứ đều là biểu hiện của thần thánh và tất cả những thứ khác đều vô nghĩa, kể cả bản ngã mà Bhakta trải qua sự xa cách và khao khát được gặp hoặc thậm chí chỉ nhìn thoáng qua người mình yêu. Trường phái này là phương pháp trực tiếp, con đường ngắn nhất để trải nghiệm điều thiêng liêng. Không có gì cao hơn tình yêu và Bhakti là “tôn giáo của tình yêu”.
Xem thêm: